- Các quyết định kinh doanh và các quyết định của người tiêu dùng và chính phủ ảnh hưởng tới nền kinh tế và, ngược lại, cũng chịu ảnh hưởng của nó.
- Luôn theo sát tin kinh tế
o Hiểu bối cảnh mà họ đưa ra các quyết định thuê mướn hoặc sa thải nhân công,xây dựng hoặc bán một nhà máy, chi tiêu nhiều hay ít hơn cho quảng cáo.
o Hiểu các tin kinh tế và hiệu ứng của nền kinh tế lên công việc kinh doanh.
o Hiểu được bức tranh toàn cảnh khi bạn ra quyết định với tư cách một nhà quản trị (hoặc người tiêu dùng, hay một công dân)
Nền
kinh tế quốc dân của chúng ta: dễ dàng như C + I + G
-
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đo lường quy mô của một nền kinh tế quốc
dân, là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong phạm vi
một quốc gia, kể cả hànghóa và dịch vụ do các công ty nước ngoài sản xuất tại
quốc gia đó.
GDP = C + I + G + (Ex – Im)
o
C = tổng tiêu dùng của các hộ gia đình (chi tiêu của người tiêu dùng)
o
I = tổng đầu tư (chi tiêu của các đơn vị kinh doanh)
o
G = tổng chi tiêu của chính phủ (tỉnh, thành phố và địa phương)
o
(Ex – Im) = xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ nhập khẩu)
-
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bao gồm giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất
bởi các công ty của quốc gia đó, kể cả khi các công ty này được đặt ở nước ngoài.
-
Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế sử dụng GDP, thay vì GNP, để đo lường nền
kinh tế
của
một quốc gia.
Nhập
khẩu và xuất khẩu: dễ đến, dễ đi
Quốc gia xuất khẩu hàng hóa
o
Khi bán hàng hóa cho thị trường nước ngoài, nghĩa là cho người tiêu dùng, doanh
nghiệp hoặc chính phủ của một quốc gia khác. Xuất khẩu mang tiền về cho
quốc gia đó và nhờ đó làm tăng GDP.
Một quốc gia nhập khẩu hàng hóa
o
Khi mua hàng hóa từ các nhà sản xuất nước ngoài. Tiền dùng để mua hàng nhập khẩu sẽ đi ra
khỏi quốc gia đó, và GDP giảm.
Cán cân thương mại dương
o
Nếu giá trị xuất khẩu ròng là dương, quốc gia đó có cán cân thương mại
dương.
Nếu
giá trị xuất khẩu ròng là âm, quốc gia đó có cán cân thương mại âm.
o
Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều muốn:
§ Nền kinh tế
là lớn chứ không nhỏ và phải đang phát triển.
§ Không muốn có
cán cân thương mại âm
§ Cố gắng bảo vệ
các thị trường của họ.
o
Chủ nghĩa bảo hộ, sử dụng các rào cản để hạn chế nhập khẩu. Các rào cản
này bao
gồm:
§ Thuế quan
(thuế suất hoặc thuế phạt đánh vào hàng xuất khẩu)
§ Những quy định
nghiêm ngặt về những hàng hóa được phép nhập khẩu.
Thương mại tự do – thương mại không bị các rào cản ngăn trở
o
Đã trở thành một xu hướng áp đảo ở hầu hết các quốc gia. Ủng hộ thương mại tự
do bởi nó:
§ Đem lại cho
người tiêu dùng sự lựa chọn tốt nhất về sản phẩm
§ Với mức giá rẻ
nhất.
§ Sở dĩ như vậy
là vì một số quốc gia sản xuất một số sản phẩm tốt hơn so
với các quốc gia khác
Khu vực mậu dịch tự do
o
Lợi ích của thương mại phi rào cản, một loạt các quốc gia đã thiết lập
khu vực mậu
dịch tự do.
o
Trong một khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia thành viên:
§ Dỡ bỏ hầu hết
các rào cản thương mại như thuế
§ Các thủ tục
tài liệu phức tạp và các tiêu chuẩn sản phẩm không cần thiết.
§ Đồng ý với việc
di chuyển tự do hơn vốn và lao động qua các biên giới quốc
gia – đó là trường hợp của Liên minh Châu Âu.
Liệu
xuất khẩu có thể làm nền kinh tế chuyển động?
-
Một nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt là chỉ một mặt
hàng, rất dễ tổn thương
vì suy thoái. Nền kinh tế đó tồn tại hay không tồn tại được là bởi chính sách thương
mại và bởi mặt hàng xuất khẩu chính của nó, bất kể mặt hàng đó là gì.
‒
Tăng trưởng là tốt
- Mức sống là chất lượng tổng thể cuộc sống được một nền kinh tế
cung cấp.
‒
GDP: mọi yếu tố đều kết nối với nhau
- Công thức tính GDP: tất cả các yếu tố trong công thức có liên
quan đến nhau
-
Trong một nền kinh tế, mọi thứ – mọi hoạt động, giao dịch, con người và tổ
chức – đều gắn với nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp.
-
Thu nhập bằng với chi tiêu:
o
Vì nền kinh tế được gắn kết nội tại, nên số tiền mà người này hay doanh
nghiệp này
chi tiêu thì một người khác hay doanh nghiệp khác nhận được, trở thành thu nhập.
o
Về bản chất thì tổng chi tiêu, tổng thu nhập và GDP là như nhau.
-
Chu kỳ kinh doanh là một mô hình lặp lại của các thời kỳ mở rộng và thu hẹp
trong
một
nền kinh tế.
o
Thời kỳ mở rộng còn được gọi là phục hồi
o
Thời kỳ thu hẹp được gọi là suy thoái.
o
Một cuộc suy thoái xảy ra khi hai quý thu hẹp liên tiếp – tức là tăng trưởng
kinh tế nhỏ hơn 0.
Cái gì tăng lên rồi cũng phải giảm xuống
- Chu kỳ kinh doanh tồn tại bởi có dao động về cầu (một cách nói khác của chi tiêu).
C + I + G + (Ex – Im) là tổng cầu
o
Tiêu dùng hộ gia đình chính là cầu của người tiêu dùng.
o
Chi tiêu của doanh nghiệp là cầu đầu tư.
o
Tiêu dùng của chính phủ là cầu chính phủ.
o
Xuất khẩu là cầu nước ngoài về hàng hóa của một quốc gia.
o
Nhập khẩu là cầu trong nước về hàng hóa nước ngoài.
-
Các dao động của cầu có xu hướng không thể dự đoán về cả thời gian và cường
độ.
Thời
kỳ suy thoái luôn theo sau thời kỳ phục hồi, và phục hồi lại luôn theo sau suy thoái. Chu kỳ
kinh doanh không bao giờ dừng lại.
Lần theo chu kỳ kinh doanh
-
Nên hiểu tác động của các chu kỳ kinh tế tới hoạt động kinh doanh của mình.
Thời kỳ phục hồi
o
Người tiêu dùng quyết định cần chi tiêu, tức là cầu, tăng lên. Trong công
thức GDP,
C tăng.
o
Để thỏa mãn nhu cầu tăng lên này, ngành công nghiệp tăng năng suất. Điều
này làm tăng đầu
tư I.
Thời kỳ đi xuống
o
Cầu cũng sẽ phải giảm.
§ Người tiêu
dùng đạt tới điểm dừng chi tiêu
§ Các doanh
nghiệp đã đạt tới điểm đầu tư
§ Hoặc một sự
kiện nào đó cả hai phải tìm cách ẩn náu, giảm chi tiêu và bắt
đầu tiết kiệm.
Bùng
nổ và đổ vỡ
-
Bùng nổ xuất hiện khi cầu tăng mạnh trong một thời kỳ lâu dài và trên phạm
vi rộng.
Bùng
nổ tiếp diễn trong một khoảng thời gian đủ dài với một mức độ đủ mạnh có thể làm:
o
Kinh doanh mở rộng quá mức
o
Hoặc làm tăng giá cả, gây ra lạm phát
-
Nếu doanh nghiệp và người lao động cắt giảm chi tiêu đủ mạnh và trong một
khoảng
thời
gian đủ dài thì một thời kỳ suy thoái bắt đầu.
-
Đổ vỡ là một từ lóng mà người ta dùng để mô tả sự kết thúc đột ngột của
thời kỳ bùng nổ
‒
Vai trò của chính phủ
- Chính phủ có một vai trò tích cực trong hầu hết các nền kinh
tế hiện đại.
-
Chính phủ chỉ có hai nguồn tiền để chi tiêu: thuế và nợ.
o
Hầu hết tiền tiêu dùng của chính phủ đều bắt nguồn từ thuế đánh trên người
tiêu dùng và doanh
nghiệp.
-
Trong thời kỳ suy thoái:
o
Thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp đều giảm,
o
Các khoản thu từ thuế cũng giảm.
o
Trong thời kỳ phục hồi ngược lại
Chính
phủ muốn gì?
-
Về cơ bản, chính phủ muốn nền kinh tế có trật tự:
o
Một đồng tiền mạnh
o
Tỷ lệ thất nghiệp thấp
o
Nền kinh tế tăng trưởng bền vững
-
Ví dụ ở Mỹ, chính phủ muốn:
o
Một đồng tiền với mức lạm phát (là sự tăng giá nhanh, làm giảm giá trị của
đồng tiền) tối thiểu.
o
Chính phủ muốn mức thất nghiệp càng gần với mức 4% càng tốt.
o
Và chính phủ muốn sự tăng trưởng bền vững, trung bình vào khoảng 3%/năm trong
dài hạn
Sự
hoán đổi lạm phát và thất nghiệp
-
Chỉ có thể có:
o
Mức lạm phát thấp cùng tỷ lệ thất nghiệp cao
o
Hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao và lạm phát thấp.
-
Lạm phát chỉ sự gia tăng giá cả làm suy giảm giá trị của đồng tiền. Mức
giá này có thể tăng từ từ hoặc nhanh chóng.
o
Nếu giá cả tăng từ từ, người tiêu dùng có thể điều chỉnh thói quen chi
tiêu và thu
nhập của họ để tăng lên một cách tương ứng.
o
Lạm phát nhanh – hay còn gọi là lạm phát phi mã – có thể làm nền kinh tế
mất ổn
định, bởi mọi người không thể phụ thuộc vào sức mua của đồng tiền.
-
Tiền tiết kiệm của mọi người bị mất giá và họ mất lòng tin vào đồng tiền
và, nếu việc này diễn ra trong một thời gian đủ dài, họ sẽ mất lòng tin
vào chính phủ.
Nền kinh tế nóng
o
Một nền kinh tế được coi là “quá nóng” khi:
§ Cầu tăng
trong thời kỳ phục hồi đẩy giá của mọi thứ tăng lên.
§ Đó là lạm
phát, được định nghĩa là việc quá nhiều tiền (quá nhiều cầu) đuổi
theo một số lượng quá ít hàng hóa.
§ Khi cầu vượt
quá năng lực sản xuất, người tiêu dùng phải “đấu giá” để mua
được hàng. Và người kinh doanh biết rằng họ có thể đòi những mức giá
cao hơn khi cầu cao.
§ Mặt tốt của
tình hình này là tỷ lệ thất nghiệp thấp vì các doanh nghiệp sẽ
thuê tất cả nhân công để có được năng lực sản xuất mới.
§ Vì vậy, trong
thời kỳ phục hồi, và đặc biệt là trong một nền kinh tế quá nóng,
có áp lực lạm phát nhưng đồng thời cũng có tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Nền kinh tế nguội
o
Nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, cầu giảm được gọi là nền kinh tế
nguội.
lạm
phát thấp thì tỷ lệ thất nghiệp cao.
-
Nền kinh tế là động, luôn bị chệch choạc
o
Chúng ta muốn công việc ổn định và giá cả ổn định.
o
Các chính sách kinh tế của chính phủ hướng tới việc giữ cho nó ổn định.
‒
Chính sách kinh tế
- Chính phủ liên bang có thể ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế
thông qua chính sách kinh tế.
-
Chính sách kinh tế là phương tiện mà chính phủ liên bang dùng để kích
thích hoặc chế ngự tăng trưởng kinh tế.
-
Có hai loại chính sách kinh tế: chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
o
Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thuế để tác
động tới
nền kinh tế (thuật ngữ “tài khóa” chỉ những vấn đề thuộc ngân sách).
o
Chính sách tiền tệ chỉ những biện pháp dùng để tác động tới lượng tiền
trong nền
kinh tế.
o
Các chính phủ sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để giữ nền kinh tế
tăng trưởng. Tuy
nhiên, các chính sách này thể hiện hai trường phái tư duy kinh tế khác nhau, và
mỗi trường phái đều có tính cực đoan của nó
Chính
sách tài khóa: thuế và chi tiêu
Ngân sách chính phủ có hai mặt – thuế và chi tiêu – nên chính phủ
có 04 công cụ trong chính sách tài khóa.
o
Tăng hoặc giảm chi tiêu
o
Tăng hoặc giảm thuế
Làm nóng nền kinh tế
o
Nếu chính phủ tăng chi tiêu, điều đó sẽ làm nóng nền kinh tế bởi:
§ Nó làm tăng G
trong công thức C + I + G. Nó sẽ làm tăng cầu và góp phần
tăng GDP.
§ Chính phủ
đang bơm tiền vào tài khoản của các doanh nghiệp và túi của người tiêu
dùng.
§ Cầu chính phủ
tăng sẽ kích thích các khu vực khác và do đó sẽ thúc đẩy nền
kinh tế.
o
Việc tăng chi tiêu chính phủ để kích thích phục hồi được gọi là kích
thích bằng tài khóa. Điều này đúng bất kể chính phủ:
§ Sử dụng tiền
thu được từ thuế
§ Hay vay tiền
bằng cách phát hành trái phiếu.
o
Chi tiêu thâm hụt
§ Xảy ra khi một
chính quyền địa phương hoặc chính phủ chi tiêu nhiều hơn
số thu được từ thuế trong một thời kỳ nhất định.
§ Điều này chỉ
ra rằng chính phủ tiêu tiền kể cả khi ngân sách thâm hụt;
§ Số tiền được
chi tiêu trong thời kỳ đó không có nguồn gốc từ thuế nên chính phủ phải
đi vay, và vay bằng cách phát hành trái phiếu.
Làm nguội nền kinh tế
o
Khi nhận thấy nền kinh tế đang quá “nóng” và lạm phát đang tăng, chính phủ có
thể làm “nguội” nền kinh tế bằng cách làm ngược lại. Cắt giảm hoặc trì hoãn chi
tiêu, chính phủ sẽ làm giảm cầu và điều đó sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế.
-
Thuế cũng có những hiệu ứng tương tự.
o
Muốn kích thích nền kinh tế, chính phủ có thể giảm thuế thay vì tăng chi
tiêu.
Điều
này sẽ làm cho người tiêu dùng và doanh nghiệp có nhiều tiền trong tay hơn,
và số tiền đó sẽ có xu hướng được chi tiêu.
o
Mặt khác, thuế tăng sẽ lấy bớt tiền của người tiêu dùng và doanh nghiệp,
và làm
“nguội”
nền kinh tế.
Chính
sách tiền tệ: tiền làm thế giới quay
GDP = cung tiền x tốc độ lưu thông
o
Cung tiền: lượng tiền trong lưu thông cộng với tiền gửi trong tài khoản
tiết kiệm và tài khoản phát séc
o
Tốc độ lưu thông của tiền là số lần tổng lượng cung tiền được chuyển qua
tay hoặc
quay vòng trong nền kinh tế.
o
Chia GDP cho cung tiền sẽ có tốc độ lưu thông tiền tệ
-
Một nền kinh tế vận hành được là nhờ tiền. Vì vậy, lượng tiền sẵn có tác
động tới quy mô của nền kinh tế.
o
Chính sách tiền tệ cho phép chính phủ tác động tới lượng cung tiền và do
đó tác
động
tới tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
o
Trên thực tế, chính phủ sử dụng kết hợp chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ
để ổn định và phát triển kinh tế.
Vai
trò của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
-
Ngân hàng trung ương của một quốc gia là ngân hàng của các ngân hàng
-
Kiểm soát cung tiền ở Mỹ
FED tác động tới nền kinh tế theo 03 phương pháp chính: Thay đổi
lãi suất; Mua bán chứng khoán chính phủ; Phát ngôn về nền kinh tế
Thay đổi lãi suất để thay đổi mọi thứ
o
Lãi suất là “giá của tiền”, là mức giá mà người đi vay phải trả cho số tiền
được vay trong những
hoàn cảnh khác nhau. Mặc dù tiền thì vẫn luôn như thế (1.000 đô-la lúc nào
cũng là 1.000 đô-la) nhưng giá của nó phụ thuộc vào việc ai là người vay tiền.
o
Rủi ro không hoàn trả được tiền càng cao thì lãi suất càng cao.
o
Lãi suất cũng phụ thuộc vào:
§ Lượng cung tiền
mà FED kiểm soát
§ Cầu tiền của
người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính phủ.
o
Lãi suất càng thấp:
§ Việc hoàn trả
khoản vay càng dễ dàng.
§ Người tiêu
dùng và doanh nghiệp sẽ vay nợ
§ Bắt đầu chi
tiêu, tăng cầu và khởi động một chu kỳ đi lên.
o
Tăng lãi suất
§ Để làm nguội
một nền kinh tế “quá nóng”.
§ Khi FED tăng
lãi suất:
· Tiền đắt hơn
· Người tiêu
dùng và doanh nghiệp sẽ vay ít hơn
· Tiêu dùng chậm
lại và cầu giảm.
o
Vì không muốn lạm phát nên FED sẽ:
§ Tăng lãi suất
ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của lạm phát. FED ấn định:
· Lãi suất của
các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng với
nhau
(lãi suất quỹ liên bang)
· Lãi suất mà
FED cho các ngân hàng vay (lãi suất chiết khấu).
§ Do vậy, FED
thường bị buộc tội “chọc gậy bánh xe”
Mua! Bán!
o
FED cũng kiểm soát việc bán và mua các chứng khoán chính phủ (nợ chính phủ)
và có thể sử dụng công cụ này để tác động tới cung tiền.
§ Khi muốn làm
nguội nền kinh tế:
· FED bán trái
phiếu và rút bớt tiền khỏi lưu thông. Nếu các doanh nghiệp và người
tiêu dùng mua trái phiếu chính phủ, họ sẽ có trái phiếu và
chính phủ sẽ có tiền của họ.
· Càng ít tiền
trong lưu thông thì càng ít chi tiêu, ít tăng trưởng kinh tế và nền
kinh tế sẽ nguội bớt.
§ Khi muốn làm
nóng nền kinh tế:
· FED mua trái
phiếu chính phủ. Việc này sẽ đặt tiền trở lại vào tay doanh
nghiệp và người tiêu dùng
· Và do đó, đặt
tiền trở lại lưu thông, nghĩa là chi tiêu nhiều hơn
và
nền kinh tế lại đi lên.
Khi FED phát ngôn…
o Chức năng phát ngôn này
được gọi là “sự thuyết phục mang tính đạo đức”.
Truyền các thông báo tới các ngân hàng, người tiêu dùng và doanh nghiệp
để khiến họ “làm những điều đúng đắn” cho nền kinh tế.
MBA Basic - Ha Noi 19/9/2020
0 comments:
Đăng nhận xét