Mọi người đều muốn trở thành người có tiền, mà sự giàu có lớn nhất của người có tiền lại hiếm khi được chú ý. Sự giàu có này chính là thái độ làm chủ của họ đối với tiền bạc chứ không phải vì tiền mà phải ra sức làm việc. Ý thức về sự giàu có không phải tự nhiên mà có, nó chính là được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ. Vậy khi người giàu vẫn còn đang là học sinh tiểu học, bọn họ đã trưởng thành như thế nào và tiếp nhận nền giáo dục ra sao?
Hành động (Activeness): Rác bẩn nhưng tiền không bẩn.
Một người đàn ông Do Thái nhớ lại, khi còn học mẫu giáo, mẹ đã từng nói với ông rằng những người nhặt rác ven đường đang dùng chính sức lao động của họ để tạo ra giá trị, bất kỳ hình thức lao động nào cũng đều phải được tôn trọng. Kinh nghiệm này cho ông biết rằng: rác bẩn nhưng tiền không bẩn.
Ở nước Mỹ, có hơn 50% "thế hệ giàu có thứ 2" ở tuổi vị thành niên hoàn toàn dựa vào bản thân để làm việc kiếm thêm tiền tiêu. Tổng thống Mỹ Donald Trump khi 14 tuổi đã làm một nhân viên bán hàng. Kinh nghiệm trong việc bán hàng tận nhà tại các khu dân cư cao cấp đã giúp ông hiểu rõ hơn về thị trường bất động sản và có sức thuyết phục mạnh mẽ khi đàm phán với khách hàng.
Lợi ích (Benefaction): Thường làm việc thiện, vui khi giúp người.
Gia tộc Rockefeller là một trong những gia tộc giàu có nổi tiếng nhất ở Hoa Kỳ, và họ đã duy trì sự giàu có của gia tộc mình trong một thế kỷ vì phẩm chất lương thiện của họ. Kể từ đầu thế kỷ trước, gia tộc Rockefeller đã thiết lập nên một nền tảng, trẻ em trong gia đình đã được tiếp xúc với phúc lợi công cộng từ khi còn nhỏ dưới ảnh hưởng của những người lớn tuổi.
Trên thực tế, 91% nhà giàu ở Mỹ đều khích lệ trẻ em tham gia hoạt động từ thiện, trẻ em của những gia đình này sẽ dùng một khoản tiền tiêu vặt của mình hoặc đồ chơi, sách, báo để quyên góp cho các tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người cần thiết.
Tín dụng (Credit): Tín dụng là tiền tệ, nói được, làm được và phải thực hiện đúng lời đã hứa.
Có câu chuyện rằng, một cậu bé 9 tuổi đứng dưới ánh đèn đường mờ nhạt, bàn tay nhỏ nhắn lật từng trang giấy trong cuốn sổ ghi chép trong làn gió lạnh, kiểm tra xem địa chỉ ghi ở phía trên. Cậu bé đó là vì ba của cậu nên mới đến.
Ba cậu bé là một nhân viên bán hàng, do bị ốm nên không thể thực hiện được lời hứa với khách hàng, do đó mới nhờ con trai mình tới để hoàn thành nốt lời hứa. Mặc dù chỉ là một khoản tiền ít ỏi nhưng đối với ba của cậu bé mà nói, nếu đã hứa với ai một điều gì thì nhất định phải làm bằng được.
Cậu bé đó sau này là John McKay, một nhà đầu tư tín dụng nổi tiếng, được biết đến với cái tên "Wall Street Knight". Tại thời điểm Hoa Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính, John Mack đã nắm giữ vị trí dẫn đầu của Morgan Stanley, bằng sự đảm bảo về tài chính của mình, ông đã thành công trong việc dẫn dắt nền kinh tế dần khôi phục, nhận được lòng tin của mọi người. Ông thường nói, ý thức về tín dụng của bản thân được bồi dưỡng từ lời nói và hành động của cha mình.
Cần cù lao động tạo ra giá trị, tích cực công ích hồi đáp xã hội, nói được làm được, hứa được thực hiện được, những điều này đều là phẩm chất để những người giàu có tích lũy thêm tiền tài của mình trên con đường phát triển tài vận.
Toàn bộ quá trình người nghèo trở thành người giàu
Có phải bạn cho rằng mình chính là một người nghèo? Nếu là như vậy, có phải bạn đã từng nghĩ tới việc làm sao để cải thiện tình hình của mình, ngay từ bây giờ sẽ tích lũy cho bản thân? Hãy xem qua những nguyên lí dưới đây, có thể sẽ giúp ích cho bạn.
1. Biến sinh hoạt phí thành nguồn vốn đầu tiên
Một người mua 50 đôi dép với giá 1 triệu và bán ra với giá 30 ngàn 1 đôi, tổng cộng anh ta thu lại được một triệu rưỡi. Một anh chàng khác rất nghèo, 1 tháng nhận được 1 triệu tiền trợ cấp, tất cả đều được dùng để mua gạo và gia vị mắm muối.
Cùng là 1 triệu, nhưng người thứ nhất đã dùng nó để kinh doanh làm tăng thêm giá trị, biến nó trở thành đồng vốn kinh doanh. Ngược lại, người thứ 2 với 1 triệu vẫn giữ nguyên giá trị không đổi, nó cuối cùng vẫn chỉ là tiền sinh hoạt phí.
Vấn đề của người nghèo đều nằm ở đây, họ rất khó có thể biến tiền sinh hoạt phí của mình trở thành vốn đầu tư, càng không có ý thức về vốn cũng như không có kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh, do đó người nghèo cứ ngày một nghèo thêm.
Triết lý: Tham vọng chính là động lực lớn nhất của con người, chỉ có những người có tham vọng giàu có và có cảm hứng trong quá trình đầu tư kiếm tiền mới có thể biến sinh hoạt phí trở thành "nguồn vốn đầu tiên" của mình. Đồng thời, tích lũy ý thức về vốn cũng như kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh để đạt được thành công cuối cùng
2. Càng ở những năm đầu tiên thì khó khăn càng lớn
Thực tế, người nghèo muốn trở thành giàu có thì khó khăn lớn nhất là nằm ở những năm đầu tiên. Trong giới giàu có có một định luật: đối với những người tay trắng mà nói, nếu 1 triệu đầu tiên tốn mất 10 năm, vậy thì từ 1 triệu đến 10 triệu có thể chỉ mất 5 năm, và từ 10 triệu đến 100 triệu thì chỉ cần có 3 năm là đủ.
Định luật làm giàu này cho chúng ta biết rằng, bởi vì bạn đã có rất nhiều kinh nghiệm và kinh phí để bắt đầu, giống như chiếc xe đã chạy, tốc độ đã được tăng thêm, chỉ cần đạp nhẹ, cũng đủ khiến chiếc xe chạy nhanh như bay. 5 năm đầu tiên có thể là thời gian khó khăn nhất, nhưng sau đó nó sẽ ngày càng dễ dàng hơn.
Triết lý: Người nghèo đều không chỉ không có vốn, mà vấn đề lớn nhất đó là họ không có ý thức về vốn cũng như không có kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động vốn kinh doanh. Tiền của người nghèo nếu không phải là vốn, cũng chỉ có thể ngày một nghèo thêm.
3. Sự giàu có của người nghèo chỉ là bộ não
Sự khác biệt về trí thông minh và sức mạnh thể chất giữa con người không lớn như tưởng tượng, một người có thể làm điều này, và người kia cũng có thể làm được. Chỉ là kết quả không giống nhau mà thôi, thường thì một chút công sức nhỏ cũng sẽ quyết định chất lượng của sự hoàn thành.
Giả thử như một nhân viên bán hàng không nhận được đánh giá cao của ông chủ, anh ta đơn giản chỉ đổ lỗi cho lý do không biết nịnh hót, vậy thì quá phiến diện rồi. Ông chủ đương nhiên không thích một người không tôn trọng mình, nhưng quan trọng hơn là ông ấy có thể nhìn thấy giá trị của bạn.
Tương tự, giả sử bạn lần đầu tiên đi làm giấy phép kinh doanh đã cãi nhau một trận tơi bời với người làm giấy, có thể khẳng định rằng, bạn mở cái cửa hàng nhỏ kia thì vĩnh viễn nó cũng chỉ là một cái cửa hàng nhỏ mà thôi, rất khó để mở rộng. Loại tâm thái này, đừng nói đến việc đầu tư mà ngay cả quản lý tài chính hằng ngày cũng rất khó để làm tốt.
Đầu tư là một chuyện cực kỳ mạo hiểm, tiền một khi đã đầu tư đi thì không theo ý mình nữa.
Người nghèo là một quần thể yếu đuối, từ xưa tới nay chưa bao giờ nắm rõ thế cuộc, nhiều lúc ngay đến bản thân mình cũng không thể tự kiểm soát, càng không nói đến việc ảnh hưởng người khác. Người nghèo đầu tư, không đơn giản chỉ là tiền, mà còn là sự can đảm hành động, sự khôn ngoan của sự suy nghĩ và động cơ của các doanh nhân tài chính.
Tài nguyên quý giá nhất của người nghèo là gì? Không phải là một khoản nhỏ tiền tiết kiệm giới hạn, cũng không phải là một cơ thể mạnh mẽ, mà là một bộ não. Trước đây chỉ nói rằng tư tưởng là một thứ giàu có về tinh thần, trên thực tế, trong thời đại của chúng ta, tư tưởng không chỉ là giàu có về tinh thần mà còn có thể là sự giàu có về mặt vật chất hóa. Một tư tưởng có thể tạo ra sản nghiệp, cũng có thể gây ra một sự thay đổi chưa từng có trong hoạt động kinh doanh.
Triết lý: Sự khác biệt cơ bản nhất giữa con người không phải là cao thấp béo gầy, mà là bộ não có kiến thức kinh doanh, tính cách tài chính và tư duy vốn.
4. Đầu tư với năng lực của chính mình
Có một vĩ nhân từng nói, đại ý là giá trị lớn nhỏ của một người, không phải nhìn xem anh ta đòi hỏi ở xã hội bao nhiêu mà là xem anh ta cống hiến bao nhiêu. Tương tự, phân phối theo công việc không phải là dựa theo lượng công việc của bạn để phân phối mà là cần bạn phải sản xuất được càng nhiều giá trị.
Chỉ cần bạn đồng ý, năng lực lao động của bạn sẽ càng tăng thêm, giá trị tạo ra ngày càng nhiều, nghĩa là có thể nhận được thu nhập càng cao. Làm nhiều được nhiều căn bản là chất chứ không phả là lượng, đầu tư cơ bản nhất của người nghèo là đầu tư vào khả năng của chính họ.
Triết lý: Khi nói đến các nhà tư bản, người nghèo liền nghĩ họ là những người bóc lột sức lao động của công nhân, trong lòng tự nhiên có cảm giác chống đối. Trên thực tế, chỉ cần bạn đồng ý, bạn cũng có thể là một nhà tư bản, thị trường tư bản vốn mở cửa cho tất cả mọi người, và trong đó cũng có thế giới của bạn.
5. Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất
Học lực chỉ chứng minh được một nửa của sự giáo dục, những thứ học được ở trường chỉ là những kiến thức cơ bản mang tính tổng hợp, phàm là mọi người đều phải dùng cả đời để học.
Triết lý: Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất, đối với nhiều người nghèo mà nói, số phận của họ liên quan mật thiết đến trình độ học vấn. Bởi vì nghèo đói không phải là tội lỗi, nhưng những người nghèo không thể không thừa nhận kết cục thảm hại của nó.
6. Đừng lấy may mắn để bào chữa cho nghèo đói
Liên quan đến tiền vốn, mọi người đều đã nghe qua rất nhiều. Ví dụ một bà lão đã mua 100 cổ phiếu Coca Cola và theo nó mấy mươi năm bà đã trở thành một triệu phú. Một bà lão người Trung Quốc trải qua 10 năm để phát triển cổ phiếu gốc cũng đã trở thành một tỉ phú. Nhân vật chính trong hai câu chuyện đều là bà lão, không có đầu óc kinh doanh lại bỗng nhiên trở thành con búp bê vàng.
Trên lý thuyết, sự đầu tư của hai bà lão trên đều rất thành công, nhưng đối với nhiều người mà nói, lại rất khó để phát triển giá trị. Tại sao hai người phụ nữ trên lại kiên trì nắm giữ cổ phiếu?
Đó không phải là sự phân tích của lý trí, cũng không phải là niềm tin kiên định, mà là cái gì cũng không hiểu, hoặc là bỏ quên vào một cái tủ nào đó, hoặc do may mắn mà có. Người nghèo đều đặt rất nhiều thứ vào yếu tố may mắn. Bởi vì chỉ có may mắn mới là cái cớ tốt nhất để bào chữa cho sự nghèo đói của chính mình.
Triết lý: Trong thời đại kinh tế thương phẩm, mọi người sẽ có may mắn, không làm mà có không chỉ là một sự xấu hổ mà là điều không thể. Một người có thể nhận được thu nhập là do anh ta đã tạo ra sản phẩm cho xã hội, xã hội mới hồi đáp lại cho anh ta.
Vì sao chỉ có 1% người là người có tiền?
Vì bài viết này khi có 100 người xem thì 50 người hiểu, trong đó có 20 người làm theo, cuối cùng, chỉ có 1 người kiên trì đi tiếp, anh ta đã thành công, đây chính là điểm khác người của những người làm nên đại sự.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét